Cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong SEO hiệu quả

Khi bắt đầu làm SEO thì một trong những nhân tố quan trọng nhất chính là việc phân tích đối thủ cạnh tranh. Các công cụ dùng để phân tích đối thủ cạnh tranh thường giúp ích rất nhiều cho bạn. Làm tốt được điều này gần như có thể nắm chắc các cơ hội trong tay.  Từ việc phân tích các chiến lược của đối thủ cạnh tranh và có sự so sánh đó thì bạn có thể học hỏi và rút ra kinh nghiệm. Cuối cùng là việc làm tốt hơn và vượt qua đối thủ của bạn.

Mục đích phân tích đối thủ cạnh tranh

Mục đích phân tích đối thủ cạnh tranh

Tạo ý tưởng mới

Đã là đối thủ cạnh tranh nghĩa là sẽ cùng kinh doanh trong một ngành nghề, lĩnh vực nhất định. Nhìn vào cách họ hoạt động, lên kế hoạch sẽ là bài học để giúp cho các sản phẩm mới có hướng đi hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, bắt chước không phải là tốt mà bạn cần phải tạo ra sự khác biệt, như thế mới có được chỗ đứng và thành công trên lĩnh vực bạn đang kinh doanh.

Bạn đang đứng ở đâu

Nhờ việc so sánh, đánh giá với đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể nhận ra vị trí và những độc đáo của doanh nghiệp mình, đó là những điều mà đối thủ của bạn không có được. Căn cứ vào đó để phát huy thế mạnh của mình, phát triển sản phẩm để đẩy mạnh chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường.

Đặt mình vào vị trí người mua

Khi mua hàng, người tiêu dùng thường suy nghĩ về các lựa chọn và đưa ra so sánh. Hãy đối chiếu các sự lựa chọn khác nhau của người dùng và đưa ra kết luận. Từ đó giúp tạo ra sản phẩm có khả năng thuyết phục được người mua tiêu dùng sản phẩm của bạn.

Các bước phân tích đối thủ trong SEO

Các bước phân tích đối thủ trong SEO

Bước 1: Đánh giá về website và chiến lược kinh doanh của chính doanh nghiệp mình

Đừng vội đi tìm các vấn đề của đối thủ mà hãy đánh giá từ mình trước. Vì nếu bạn không hiểu rõ doanh nghiệp mình, chưa biết liệu mình có điểm mạnh điểm yếu nào thì làm sao có thể đưa ra so sánh chính xác với đối thủ. Cũng không đưa ra hướng phát triển đúng đắn và xây dựng chiến lược cho tương lai doanh nghiệp.

Các yếu tố mà bạn nên xem lại của chính website doanh nghiệp mình đó chính là backlink, từ khóa và các hoạt động mạng xã hội, giao diện và code liệu có thân thiện với người dùng không?

Bước 2: Cẩn thận lựa chon đối thủ cạnh tranh

Nghĩa là nên tìm ra doanh nghiệp có hướng đối tượng và theo đuổi mục tiêu kinh doanh như công ty bạn. Bởi nếu xác định nhầm đối tượng thì chỉ mất thời gian, công sức mà chẳng được ích gì.

Cách đơn giản nhất để có thể tìm ra đối thủ đó chính là gõ từ khóa tìm kiếm chính của bạn trên thanh tìm kiếm. Những doanh nghiệp xuất hiện trên trang đầu tiên có thể chính là đối thủ của bạn. Với cách này, bạn gần như xác định chính xác tên đối thủ nhưng hiểu rõ về họ thì vẫn chưa.

Bước 3: Phân tích trang web trực quan

Sau khi tìm ra đối thủ cạnh tranh của mình, hãy dành thời gian tìm hiểu rõ hơn về họ. Thực hiện các phân tích trực quan để xem tại sao họ lại có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Khi nhận ra đối thủ cạnh tranh của mình làm tốt hơn bạn về nhiều mặt thì cũng đừng quá lo lắng. Dù sao, đây cũng chỉ mới là bước khởi đầu mà thôi.

Hãy để ý các yếu tố về thiết kế, tiêu đề trang, nội dung, tiêu đề bài viết, kêu gọi hành động, liên kết nội bộ… cân nhắc những gì họ đã làm tốt và chưa tốt. Nếu bạn có phương án để làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh của mình thì nghĩa là có thể vượt qua đối thủ của chính mình.

Bước 4: Phân tích từ khóa đối thủ cạnh tranh

Rất có khả năng đối thủ cũng đang SEO các từ khóa như bạn và thậm chí là vượt trội hơn. Những điều này đôi khi khiến từ khóa bị chồng chéo và gặp bất lợi. Thời gian đầu, bạn chắc chắn vẫn chưa thể vượt qua những từ khóa có độ cạnh tranh cao. Khi đó, tốt nhất là nên sử dụng những từ khóa ngách thì sẽ dễ tấn công hơn.

Hiện tại có khá nhiều công cụ giúp phân tích từ khóa như Google Search Console và Keywordtool.io… hãy dùng chúng và sắp xếp theo thứ tự mức độ cạnh tranh của chúng. Sau đó, hãy liệt kê ra những từ khóa bị bỏ quên và tập trung vào những từ khóa này. Làm theo kiểu từ dễ đến khó có thể giúp bạn vượt qua được đối thủ cạnh tranh trong một vài phân khúc nhất định.

Bước 5: Theo dõi hồ sơ backlinks của đối thủ

Backlinks là một yếu tố quan trọng đối với người làm SEO. Theo dõi hồ sơ backlinks của đối thủ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự tăng trường của họ. Nếu có thể thì hãy liên kết với những website mà đối thủ liên kết.

Tuy nhiên, khi xây dựng backlink thì đừng quá chú trọng về số lượng hơn chất lượng. Nếu số lượng chênh lệch quá lớn thì có thể là nguyên nhân khiến website của bạn bị rơi vào tầm ngắm của các thuật toán Google.

Bước 6: Đánh giá hoạt động đối thủ trên mạng xã hội

Hiện tại, mạng xã hội là một trong những kênh hiệu quả cho dân SEO khai thác. Đây là kênh truyền thông rất tốt và giúp tăng lượng truy cập nhanh chóng. Bạn nên để ý đến phương tiện truyền thông của đối thủ cạnh tranh và xem xét: nội dung nào thì được yêu thích, nội dung nào khuyến khích chia sẻ, lượng truy cập tăng nhanh nhờ hình ảnh hay văn bản?

Sau khi xác định và đánh giá được các hoạt động truyền thông xã hội của đối thủ. Hãy tìm cách để làm tốt hơn họ và nếu nội dung của bạn có khả năng tương tác tốt không chỉ giúp đẩy mạnh thứ hạng tìm kiếm mà còn tao doanh thu cho doanh nghiệp bạn.

Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thể phân tích được đối thủ cạnh tranh. Từ đó tìm ra phương án đúng cho sự phát triển của dự ánh doanh nghiệp mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.