Quan hệ công chúng hay PR dù là ngành xuất hiện lâu đời nhưng để hiểu rõ về nó và áp dụng chúng chuẩn thì không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được. Để có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của ngành này. Hãy cùng Chuột Bự tìm hiểu thế nào là quan hệ công chúng và cách phân biệt chúng với quảng cáo và truyền thông.
Thế nào là quan hệ công chúng?
Quan hệ công chúng hay PR là phương pháp và hoạt động giao tiếp do tổ chức, cá nhân hay chính phủ dùng giúp nâng cao khả năng hiểu biết của người dùng. Đồng thời, tạo mối quan hệ tích cực với bên ngoài.
Xét về bản chất, quan hệ công chính chính là việc tạo dựng và cải thiện hình ảnh của nhân viên, doanh nghiệp tới giới truyền thông đồng thời thu hút sự chú ý của họ. Để làm được điều này, nhân viên PR phải có khả năng thuyết phục tốt. Nhờ đó, có thể tăng thiện cảm với khách hàng, tạo ra hình ảnh riêng cho doanh nghiệp và cuối cùng là tạo dựng được một thương hiệu vững mạnh cho công ty bạn.
Trong doanh nghiệp, nhân viên PR đối với hoạt động xúc tiến thương mại là truyền tải những thông điệp, ý nghĩa tích cực đến tập khách hàng mục tiêu. Sau khi PR, việc đưa sản phẩm hay các dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng sẽ dễ hơn, không bị bất ngờ hay mờ nhạt trong tâm trí người dùng.
Trong công ty, nhân viên PR có thể hoạt động trong phạm vi rất rộng nhưng sẽ tập trung ở các phần: Duy trì quan hệ với truyền thông, tổ chức sự kiện đặc biệt, duy trì quan hệ với cơ quan chức năng, khắc phục bất ổn, khủng hoảng,… Ngoài ra, họ còn làm những việc như đối nội, đối ngoại, chuẩn bị thông tin, từ thiện,…
Điểm khác biệt giữa quan hệ công chúng và quảng cáo
Xét về độ tin cậy, quan hệ công chúng có độ tin cậy cao hơn quảng cáo bởi phải mất rất nhiều công sức thì mới có thể gây dựng được.
Quan hệ công chúng mang tính lan truyền, quảng cáo là hình thức trả phí. Để có được lòng tin thì nhân viên PR phải làm rất nhiều việc, thuyết phục phóng viên để viết về các câu chuyện của doanh nghiệp, của nhân viên, khách hàng. Còn quảng cáo thì chỉ cần bỏ tiền ra là có thể thực hiện được, tập trung chủ yếu để thể hiện sản phẩm.
Xét vè giá cả, để trả phí cho PR thì công ty sẽ tính toán với ngân sách khá đều đặn hàng tháng hoặc theo các dự án. Còn nếu là quảng cáo, một lần xuất hiện trên truyền hình sẽ là một lần tốn ngân sách cực kỳ. Không chỉ một lần mà phải quảng cáo nhiều lần thì mới tạo ra sức ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Điểm khác biệt giữa quan hệ công chúng và truyền thông
Quan hệ công chúng và truyền thông là hai công cụ truyền thông xã hội. Mục tiêu chung của cả hai là truyền tải thông điệp đến khách hàng. Tuy nhiên, hai cụm từ này không đồng nghĩa với nhau. Hiểu một cách đơn giản, trong các công cụ truyền thông thì quan hệ công chúng là một phần trong đó. Ngoài quan hệ công chúng thì truyền thông còn có thêm bán hàng trực tiếp, xúc tiến bán, quảng cáo.
Cần phân biệt rõ được cả hai khái niệm nay để không bị nhầm lẫn và tránh những sai lệch xảy ra của chiến lược marketing và doanh nghiệp có hướng phân bổ ngân sách sao cho hợp lý.
Có ví von rất hay rằng: Nếu gọi PR là cánh chim thì truyền thông sẽ là bầu trời. Bầu trời có chứa cánh chim và cả những yếu tố khác chính là phương tiện truyền thông. Cánh chim chỉ cất cánh được nếu có không gian của bầu trời. Tuy nhiên, đôi lúc cánh chim sẽ không còn bay nữa, chúng còn phải dừng lại để kiếm ăn và đặt chân lên vùng đất khác và đó là một thế giới không thuộc tầm kiểm soát của bầu trời.
Tương tự như vậy, người làm PR không chỉ cần có các kỹ năng truyền thông mà họ còn phải có các phẩm chất để gây dựng và điều tiết mối quan hệ giữa người với người. Do đó, không phải ai cũng có thể làm PR thành công và để tìm ra người giỏi thì thường rất hiếm.
Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, quan hệ công chúng đã chứng tỏ được khả năng quan trọng không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Nhất là đối với giai đoạn đầu thâm nhập thì trường thì đây chính là công cụ đắc lực. Các công ty PR hiện nay đã và đang chứng tỏ được những ưu thế của mình, vượt xa các loại hình quảng cáo truyền thống trước đây.