Tâm lý học luôn được coi là một nghệ thuật trong Marketing

Tâm lý học được ứng dụng vào rất nhiều ngành nghề nên không có lý gì mà Marketing không sử dụng công cụ này làm trợ thủ đắc lực cho mình. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số ứng dụng thường thấy của tâm lý học mà các marketer thường dùng trong những campaign của mình.

Sự thích thú – Liking

Liking cực kỳ quan trọng trong công tác xây dựng và duy trì thương hiệu. Nếu công chúng thấy họ có cùng quan điểm, tình cảm với một thương hiệu, doanh nghiệp thì nhiều khả năng họ sẽ mua hàng của họ cho dù sản phẩm được cung cấp không phải là tốt nhất thị trường. Điều này lý giải cho việc vì sao các doanh nghiệp hiện nay đầu tư rất nhiều vào công tác PR, tổ chức event mang tính xã hội cao.

Độ khan hiếm – Scarcity

Quy luật của cung cầu rất đơn giản: sản phẩm càng hiếm thì giá trị càng tăng. Bạn đã bao giờ mua vé xem phim mà có dòng chữ “chỉ còn 3 ghế duy nhất” hay những thương hiệu cao cấp gắn thêm dòng “Limit” cho sản phẩm nhằm tăng thêm độ “chanh xả”? Tất cả đều là từ nguyên lý khan hiếm.

Đây là một chiến lược marketing hoàn hảo dành cho các sự kiện sử dụng nhiều chương trình xúc tiến bán. Chúng có thể thúc đẩy doanh số của doanh nghiệp một cách nhanh chóng và tạo được thương hiệu cho sản phẩm mà người tiêu dùng muốn sở hữu.

Ám ảnh liên tục – Recency illusion

Bạn đang có nhu cầu mua một sản phẩm nào đó nên thực hiện hành vi tìm kiếm trên mạng Internet. Sau vài ngày, bạn vẫn thấy các post quảng cáo về sản phẩm đó xuất hiện liên tục tại các trang web mà bạn truy cập. Xin chúc mừng, bạn đã trở thành mục tiêu của doanh nghiệp mà không hề hay biết.

Sự nhắc nhở thường xuyên sẽ gây ra một nỗi ám ảnh liên tục cho người tiêu dùng, họ sẽ luôn nghĩ về nó, cân nhắc, suy xét và cuối cùng là tiến hành việc mua hàng. Đây chính là điều mà các doanh nghiệp mong muốn và lợi dụng để tung ra các campaign marketing.

Sự độc quyền – Monopoly

Sản phẩm có lợi ích đại trà không bao giờ có sự hấp dẫn bằng những sản phẩm có cá tính và phẩm chất riêng. Sự độc quyền về sản phẩm không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà nó còn tạo nên sự khát khao mong muốn sở hữu sản phẩm của người tiêu dùng.

Vì vậy, thương hiệu hãy tận dụng những lợi ích khác biệt trong sản phẩm và dịch vụ của mình để thỏa mãn cái “tôi” của người tiêu dùng.

Sự cam kết – Commitment

Nếu ai đó cam kết với bạn một điều gì đó, bạn sẽ đặt sự tin tưởng tuyệt đối vào họ. Doanh nghiệp cũng vậy. Một khi đã cam kết chất lượng dịch vụ với khách hàng thì mức độ tin dùng và sử dụng sản phẩm sẽ tăng lên rất nhiều.

Phải luôn nhớ rằng sự cam kết phải được thực hiện trong thời gian dài thì độ trung thành sẽ ngày càng cao. Đối với những khách hàng trung thành, hãy nghĩ đến cơ chế định giá sản phẩm cho họ. Hãy tặng cho họ những ưu đãi đặc biệt khác so với khách hàng thông thường để họ thấy rằng, mình đã đặt niềm tin vào đúng chỗ.

Cảm xúc – Emotion

Các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy thông điệp tiếp thị phát huy tác dụng tốt hơn khi nó nhấn mạnh vào kết quả mà người tiêu dùng đạt được thay vì liệt kê những thành phần khô khan của dịch vụ của sản phẩm mà doanh nghiệp mang tới.

Hiện nay xu hướng tiếp thị bằng các câu chuyện thương hiệu đang là cách thức được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm truyền tải bản sắc và tầm nhìn của mình tới công chúng một cách nhanh nhất. Tiếp thị cảm xúc luôn tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.