Cách tăng tốc website WordPress

Nhiều nghiên cứu cho biết người dùng thường không thích những website có tốc độ tải trạng trên 4 giây. Việc thiết kế website ban đầu khá là quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng tốc độ website WordPress. Hầu hết các website có tốc độ trung bình từ 1 – 3 giây. Chỉ cần điểm này thôi cũng đủ khiến bạn giữ chân được người dùng ở lại website mình.

Ở Việt Nam, doanh nghiệp hay công ty đều sử dụng nền tảng WordPress cho website của mình bởi giao diện khá đơn giản cho việc quản trị và nhiều yếu tố khác. Bài viết này, Chuột Bự Media sẽ chia sẻ cho các bạn cách tăng tốc website WordPress hiệu quả nhất chỉ trong 9 bước.

Trước khi thực hiện tối ưu website của mình bạn cần phải truy cập vào trang quản trị của WordPress ( Admin Dashboard ).

Bước 1: Tiến hành kiểm tra tốc độ tải trang

Tiến hành kiểm tra tốc độ tải trang

Bạn muốn tối ưu tốc độ tải trang nhưng không biết phải cải thiện hay chỉnh sửa những gì. Vì vậy đầu tiên bạn cần tiến hành kiểm tra tốc độ website của mình trước đã. Có rất nhiều công cụ để kiểm tra mà bạn có thể tham khảo như Google Page Speed Insights, GTMetrix, YSLow hay Pingdom, … Những công cụ này sẽ giúp bạn liệt kê những thông số cần thiết của một website, chỉ ra những điểm mà bạn cần phải thay đổi để có thể cải thiện được tốc độ tải trang của mình.

Ví dụ như bạn kiểm tra trang web của mình bằng công cụ Google Pagespeed Insights thì bạn sẽ thấy

+ First Contentful Paint: Nội dung đầu tiên xuất hiện của trang web mất bao nhiêu thời gian.

+ First Meaningful Paint: Thời gian xuất hiện nội dung chính của website

+ Speed Index: Tốc độ tải toàn bộ nội dung của trang web

+ First CPU Idle: Thời gian xử lý đầu vào của máy chủ

+ …

Đây là những chỉ số đầu tiên mà công cụ Google PageSpeed Insights thống kê cho một website. Bạn hãy nhìn sơ bộ để biết website của mình đang được thống kế như nào. Bạn cũng lưu ý rằng đây là công cụ của Google và được đặt ở Mỹ cho nên nhiều khi cũng không quá chính xác bởi tốc độ tải trang ở nước ngoài khác và ở Việt Nam là khác nhau nhé.

Kế tiếp bạn sẽ kéo xuống và xem tiếp phần “Opportunities

+ Enable text compression ( Nén văn bản, nội dung )

+ Eliminate render-blocking resources ( Loại bỏ tài nguyên bị chặn )

+ …

Ở “Opportunities” bạn có thể tối ưu lại để tăng tốc website WordPress của mình. Kế tiếp là “Diagnostics” bạn có thể tìm thấy những tài nguyên hay đoạn mã ảnh hưởng khiến cho website của mình bị giảm thời gian tải trang.

Cuối cùng là “Passed audits”, tại đây bạn có thể biết được website đã tối ưu những gì.

Lưu ý, mỗi website đều có 2 phiên bản di động và máy tính, mỗi phiên bản có tốc độ tải trang khác nhau cho nên bạn hãy kiểm tra thật kĩ giữa các phiên bản nhé.

Bước 2: Xóa các plugins/theme không cần thiết

Xóa các plugins/theme không cần thiết

Sau khi kiểm tra tốc độ tải trang của website thì kế tiếp hãy kiểm tra trong phần quản trị trang web của mình để loại bỏ những plugins không cần thiết. Với website WordPress thì việc này khá là đơn giản, bạn chỉ cần vào Plugins -> Installed Plugins để tiến hành kiểm tra và xóa những thứ không cần thiết.

Với nền tàng WordPress có thể một plugins chứa nhiều chức năng của plugins khác cho nên không cần thiết phải cài đặt quá nhiều làm ảnh hưởng tới việc giảm tốc độ tải trang. Điều này thực sự không cần thiết cho lắm.

Bạn cũng lưu ý điểm này, các phiên bản lâu ngày không cập nhật cho plugins cũng có thể ảnh hưởng tới hiệu suất của WordPress.

Một nguyên tắc cơ bản, hãy loại bỏ những Plugins không cần thiết sẽ giúp bạn cải thiện được tốc độ tải trang.

Bước 3: Giảm thiểu CSS, HTML và JavaScript

Giảm thiểu tài nguyên là một trong các kĩ thuật mà bạn cần biết để tăng tốc cho website WordPress. Bạn hãy cố gắng giảm bớt kích thước bằng cách xóa bớt đi những kí tự không cần thiết hay những khoảng trắng.

Bạn có thể tham khảo một vài công cụ hay plugins như: W3 Total Cache, Autoptimize.

Bước 4: Bật nén GZip

Bên cạnh việc giảm dung lượng kích thước các file thì bạn cũng được một phần lợi ích từ việc nén tệp (Gzip). Bạn kích hoạt Gzip để giảm kích thước tài nguyên và tăng tốc quá trình tải của website WordPress được nhanh hơn, tăng tính trải nghiệm thực tế cho người dùng và khách hàng.

Kiểm tra xem website đã bật Gzip chưa tại checkgzipcompression.com. Nếu chưa được bật, bạn hãy thêm đoạn mã sau vào file .htaccess để bật tính năng này nhé:

<IfModule mod_deflate.c>

  AddOutputFilterByType DEFLATE text/html

  AddOutputFilterByType DEFLATE text/css

  AddOutputFilterByType DEFLATE text/javascript

  AddOutputFilterByType DEFLATE text/xml

  AddOutputFilterByType DEFLATE text/plain

  AddOutputFilterByType DEFLATE image/x-icon

  AddOutputFilterByType DEFLATE image/svg+xml

  AddOutputFilterByType DEFLATE application/rss+xml

  AddOutputFilterByType DEFLATE application/javascript

  AddOutputFilterByType DEFLATE application/x-javascript

  AddOutputFilterByType DEFLATE application/xml

  AddOutputFilterByType DEFLATE application/xhtml+xml

  AddOutputFilterByType DEFLATE application/x-font  

  AddOutputFilterByType DEFLATE application/x-font-truetype  

  AddOutputFilterByType DEFLATE application/x-font-ttf  

  AddOutputFilterByType DEFLATE application/x-font-otf

  AddOutputFilterByType DEFLATE application/x-font-opentype

  AddOutputFilterByType DEFLATE application/vnd.ms-fontobject

  AddOutputFilterByType DEFLATE font/ttf

  AddOutputFilterByType DEFLATE font/otf

  AddOutputFilterByType DEFLATE font/opentype

# For Older Browsers Which Can’t Handle Compression

  BrowserMatch ^Mozilla/4 gzip-only-text/html

  BrowserMatch ^Mozilla/4\.0[678] no-gzip

  BrowserMatch \bMSIE !no-gzip !gzip-only-text/html

</IfModule>

Nếu bạn không muốn động chạm vào code bởi sợ nhầm lẫn hay xóa phải 1 đoạn mã nào đó thì hãy sử dụng plugins WP-Rocket để tự động bật nén Gzip nhé.

Bước 5: Tối ưu hóa hình ảnh

Nếu là một người làm SEO thì không phải nói về vấn đề này bởi đây là một yếu tố xếp hạng và cũng như tăng tính trải nghiệm thực tế cho người dùng. Hãy chắc chắn rằng việc nén hình ảnh đừng quá thấp hoặc đừng để nguyên file gốc up lên WordPress. Hiện nay có rất nhiều plugin cũng như công cụ bên ngoài hỗ trợ cho bạn vấn đề này.

Bước 6: Chia bài viết dài thành phân trang

Đây là một thuật ngữ khá cơ bản mà bạn thường thấy trong việc tăng tốc website WordPress gọi là phân trang. Đây là việc làm đơn giản để bạn chia nhỏ nội dung trên website của mình thành những trang riêng biệt.

Phân trang thường được các chủ sở hữu trang web cho phần comment. Tại đây có thể tải được nhiều bình luận của khách hàng, nó có điểm lợi cho việc trải nghiệm người dùng tốt hơn thế nhưng ngược lại cũng là điều khiến webmaster khá đau đầu bởi nó làm nghẽn băng thông nếu như số lượng comment quá nhiều. Trong trường hợp này bạn hãy cài đặt giới hạn số lượng comment được hiển thị.

Bước 7: Sử dụng các Plugin về Caching

Caching là 1 cơ thế khá nổi tiếng giúp giảm tải tài nguyên cho máy chủ. Caching giúp lưu trữ thông tin những nội dung, thông tin hay được xem thường xuyên trên trình duyệt. Đây vừa là một thủ thuật nhằm tăng tốc cho WordPress mà cũng là một chiến thuật rất tốt dành cho người người làm SEO.

Bước 8: Sử dụng CDN (Content Delivery Network)

Thông thường các quản trị trang thường không nhớ website của mình đang nằm trên máy chủ cách vị trí mình bao xa. Khoảng cách lớn sẽ làm cho ảnh hưởng tới quá trình duyệt web. Hãy sử dụng CDN để giải quyết vấn đề này.

Bật CDN giúp cho người dùng không cần tải lại toàn bộ thông tin từ máy chủ. Đây cũng là cách giúp máy chủ không cần lựa chọn thông tin quá nhiều. Một cách hữu ích giúp bạn tăng tốc cho website WordPress của mình. Hiện nay có rất nhiều dịch vụ CDN cung cấp, CBM thường hay sử dụng CloudFlare.

Cuối cùng

Trên đây là bài hướng dẫn giúp các bạn tăng tốc cho website nền tảng WordPress bằng những bước đơn giản nhất mà không cần động chạm gì tới code. Hãy tiến hành làm theo từng bước để giúp website của bạn có tốc độ lý tưởng hơn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.